Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy cần những thủ tục gì khi đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ?
Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp 2014;
– Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Nghị định 96/2016/NĐ-CP về quy định điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Về điều kiện kinh doanh
Khi muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần phải đảm bảo mọi điều kiện về vốn; an ninh trật tự và các điều kiện đi cùng như: người quản lý; người lao động,…
Công ty phải có vốn pháp định từ 2 tỷ trở lên và phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định (theo quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP). Điều kiện tiếp theo là công ty này bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo đúng quy định pháp luật về lĩnh vực thu hồi nợ hay đòi nợ.
>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Đây là ngành nghề kinh doanh có nhiều rủi ro xảy ra, để đáp ứng những điều kiện và lợi ích tốt nhất thì khách hàng nên chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Khách hàng cần quan tâm đến những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật theo Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Hồ sơ đăng ký
Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ; ngoài những quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp phải có:
1. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:
– Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;
– Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức;
– Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
– Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
– Đối với số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực pháp luật.
2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp
– Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học thuộc một trong các ngành quy định gồm: Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
– Trường hợp bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp, thì phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng;
– Phiếu lý lịch tư pháp.
– Trường hợp cá nhân là người nước ngoài; phải có giấy chứng thực của chính quyền nước sở tại về việc cá nhân đó không có tiền án ở nước đó. Giấy chứng thực này phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.
Như vậy, để hợp pháp hóa dịch vụ đòi nợ; pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về hình thức này. Các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động phải thành lập doanh nghiệp và thực hiện theo quy định.
Có nên tối giản hóa Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Kể từ sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật nước ta đã không ngừng được xây dựng, [...]
Hướng dẫn chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty cổ phần
Chuyển đổi Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần. Hồ sơ, thủ tục và dịch vụ chuyển đổi nhanh, uy tín, giá rẻ. Các phương [...]