Điều kiện thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Thừa phát lại là hoạt động chưa phổ biến trên trong xã hội. Vậy để kinh doanh loại hình này, thương nhân cần đáp ứng những điều kiện gì theo pháp luật hiện hành? Lawkey sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc tham khảo trong nội dung bài viết sau đây.
I. Thừa phát lại là gì:
1. Khái niêm:
Thừa phát lại (TPL) là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Văn phòng TPL là tổ chức hành nghề của TPL.
+ Để hoạt động TPL, văn phòng TPL phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, sau đó đăng ký hoạt động.
2. Phạm vi hoạt động
Tổ chức văn phòng TPL gồm:
– Trưởng văn phòng phải là thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng TPL.
Trong trường hợp văn phòng thừa phát lại có nhiều người tham gia thành lập thì các thừa phát lại khác là thành viên sáng lập của văn phòng.
– Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng.
– Thư ký nghiệp vụ thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Không có tiền án;
+ Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.
– Nhân viên kế toán;
– Nhân viên hành chính khác (nếu có).
II. ĐIều kiện thành lập văn phòng TPL:
1. Điều kiện:
+ Phải do ít nhất một thừa phát lại thành lập.
+ Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Để hoạt động thừa phát lại, văn phòng TPL phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, sau đó đăng ký hoạt động.
Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng TPL” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại:
a) Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại.
+ Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
+ Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện về trụ sở và tổ chức để thành lập văn phòng Thừa phát lại.
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm thừa phát lại.
b) Nơi nộp hồ sơ:
+ Sở tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng
c) Thời hạn giải quyết:
+ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thành lập
Xem thêm: Hỏi đáp kiến thức về doanh nghiệp
3. Đăng ký hoạt động văn phòng TPL:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng TPL phải đăng ký hoạt động.
a) Điều kiện:
+ Phải mở tài khoản ngân hàng và mã số thuế
+ Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi lần thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ sở.
+ Có tài liệu chứng minh điều kiện thành lập của văn phòng TPL.
b) Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng TPL:
+ Thành phần hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động
– Giấy tờ đăng ký hoạt động văn phòng TPL
+ Nơi nộp hồ sơ: Sở tư pháp nơi văn phòng đặt trụ sở
+ Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lưu ý:
Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, văn phòng TPL phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:
– Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng TPL;
– Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm thừa phát lại hành nghề trong văn phòng TPL;
– Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
**Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP
Xem thêm: Điều kiện thủ tục kinhh doanh một số ngành nghề thuộc lĩnh vực tư pháp
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Điều kiện thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Lawkey để được hỗ trợ. Cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Dịch vụ thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ? Hồ sơ, thủ tục và dịch vụ thành lập chi nhánh công [...]
Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Những dự án như thế nào thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương tại Uỷ ban nhân dân tỉnh ? Thủ tục xin chấp thuận [...]