Trường hợp tự nguyện trả đất cho nhà nước trong thực tế
Tình huống: Tự nguyện trả đất
Bố tôi được giao 1000 m2 diện tích đất trồng cây lâu năm và đã sử dụng được hàng chục năm nay. Hiện nay, bố tôi do sức khỏe giảm sút nên không thể tiếp tục quản lý việc sử dụng diện tích đất này, bố tôi định trả lại cho Nhà nước. Thế nên, gia đình tôi đang xảy ra xung đột trong việc trả lại đất hay tiếp tục sử dụng diện tích đất này. vậy, tôi xin phép hỏi một sô vấn đề sau:
– Bố tôi có quyền trả lại diện tích đất này không vì dù Nhà nước cấp cho bố tôi nhưng chúng tôi cũng có tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng diện tích đất này?
– Chúng tôi có quyền yêu cầu nhà nước tiếp tục để diện tích đất cho gia đình chúng tôi sử dụng mà không thu hồi dù bố tôi có yêu cầu trả lại?
Luật sư LawKey trả lời câu hỏi:
Thứ nhất, quyền trả lại đất của bác nhà anh.
♦Bố của anh hoàn toàn có quyền trả lại diện tích đất này cho Nhà nước.
♦Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 về các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất và có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như sau: “c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;”.
⇒ Như vậy, nếu người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì cơ quan có thẩm quyền tiến hanh thu hồi đất theo ý chí, nguyện vọng của nguời sử dụng đất. Trong trường hợp của anh, bố của anh được xác định là người sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo quy định pháp luật, mặc dù anh cũng như những cá nhân khác trong gia đình có cùng tham gia sử dụng diện tích đất trên với bố của anh. Do đó, việc bố của anh trả lại đất được Nhà nước giao đã được pháp luật ghi nhận và đó là quyền dành cho bố của anh.
Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất hiện nay được quy định như thế nào?
Thứ hai, về yêu cầu liến quan đến việc tiếp tục sử dụng đất mà ông nhà anh trả lại cho nhà nước.
Vấn đề các thành viên khác trong gia đình vẫn có nhu cầu sử dụng đất nhưng bố anh nhất quyết trả lại diện tích đất cho nhà nước thì theo Luật sư LawKey, anh nên làm như sau:
♦Vì Luật Đất đai hiện hành không có quy định riêng về vấn đề này nên thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho người có nhu cầu sử dụng mới như anh và các thành viên khác trong gia đình (trừ bố của anh) sẽ áp dụng như với thủ tục xin cấp mới GCN QSDĐ.
♦Thủ tục xin cấp GCN QSDĐ trồng cây lâu năm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giao đất nông nghiệp;
Bước 2: Trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền UBND;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của nội dung hồ sơ;
Bước 4: Trả kết quả cho công dân.
Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật hiện hành
Trên đây là tư vấn của LawKey về tình huống mà khách hàng cung cấp. Nếu co thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.

Thủ tục đăng ký thế chấp xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng nhà đất
Thủ tục xác nhận thay đổi cho hộ gia đình, cá nhân đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng [...]

Chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất 0,5 ha trở lên được quy định như thế nào?
Chuyển đổi diện tích đất lớn hơn 0,5 ha trở lên được quy định như thế nào? Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất [...]