Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo pháp luật

Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như thế nào? Tại sao doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi?

Sau đây, Lawkey sẽ giúp Quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề “Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.”

1. Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

–  Khoản nợ được xác định là các khoản phải thu khó đòi phải có chứng từ gốc. Có đối chiếu xác nhận của bên nợ về số tiền còn nợ. Bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

– Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ sẽ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

– Căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi là: 

  • Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn phải thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Các khế ước vay nợ hoặc các cam kết vay nợ khác.
  • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán. Nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. Người nợ mất tích, bỏ trốn. Hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án. Hoặc đã chết.

Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2. Phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Kế toán tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Kèm theo đó là các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi. Cụ thể:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. Trích lập 30% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.Trích lập 50% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu  khó đòi quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Trích lập 70% giá trị

+  Đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. Được trích lập 100% giá trị.

Quy định về  trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

– Doanh nghiệp được dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Trong trường hợp với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán. Nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. Người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử. Hoặc đang thi hành án. Hoặc đã chết…

– Sau khi tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi của mình. Doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết. Lấy đó, làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Quy định trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán

3. Xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

– Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng. Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thì doanh nghiệp không phải trích lập

– Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch.

–  Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Xem thêm: Cách hạch toán dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán

4. Xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

4.1. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

– Đối với tổ chức kinh tế:

+ Khách nợ đã giải thể, phá sản:

Quyết định của  Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản. Hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ. Trường hợp tự giải thể, thì có thông báo của đơn vị. Hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả:

Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh. Về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

 – Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

  • Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết. Nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ
  • Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích. Nhưng không có khả năng trả nợ.
  • Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án. Hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

4.2. Xử lý tài chính:

– Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã  thu hồi được. Do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ. Do được chia tài sản theo quyết định của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp. Phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

– Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý. Doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán. Và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán. Trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm. Kể từ ngày thực hiện xử lý. Và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc hi hồi nợ. Doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

4.3. Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

– Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được. Và giá trị thiệt hại thực tế sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được.

– Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán. Biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận. Hoặc bản thanh lý hợp đồng kinh tế. Hoặc xác nhận của chủ cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức. Hoặc tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng. Và các giấy tờ tài liệu liên quan.

– Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được. Đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

4.4. Thẩm quyền xử lý nợ: 

Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị). Hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có hội đồng thành viên). Tổng giám đốc, giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên. Hoặc chủ doanh nghiệp.

Căn cứ vào biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ. Để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được. Và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật. Đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

Xem thêm: Cách hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất.

Điện thoại: (024) 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email: contact@lawkey.vn        Facebook: LawKey

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu