Giao dịch dân sự có bị vô hiệu do vi phạm hình thức?
Có rất nhiều trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Vậy giao dịch dân sự có bị vô hiệu do vi phạm hình thức?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
Điều 119 Bộ luật dân sự có quy định sau về hình thức của giao dịch dân sự
– Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong đó hình thức bằng văn bản được cho là hình thức có nhiều những quy định phức tạp liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự đó trên thực tế.
– Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Vi phạm về mặt hình thức thì có phải là một căn cứ xác định giao dịch vô hiệu không?
Để xác định xem việc vi phạm về mặt hình thức có phải một căn cứ xác định giao dịch dân sự vô hiệu, ta phải xét xem pháp luật quy định như thế nào về trường hợp đó.
Giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu nếu như vi phạm một trong các điều kiện sau đây quy định tại khoản 1 điều 117:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đối với yêu cầu về mặt hình thức, khoản 2 quy định rằng: ” Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Tức là hình thức chỉ là yếu tố bắt buộc để xác định giao dịch dân sự có hiệu lực hay không chỉ trong những trường hợp mà pháp luật quy định và không phải đối với mọi trường hợp như đối với ba dấu hiệu nêu tại khoản 1.
>> Xem thêm: Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản?
Trường hợp nào giao dịch dân sự vi phạm hình thức mà vẫn có hiệu lực?
– Căn cứ vào điều 129 Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng:
- Văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
- Có yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng:
- Vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
- Có yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Vậy nhìn chung nếu như một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên thì Tòa án sẽ quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
– Căn cứ vào điều 132 Bộ luật dân sự 2015, nếu như hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
>> Xem thêm: Phân biệt thời hạn và thời hiệu
Trên đây là tư vấn của Lawkey về vấn đề giao dịch dân sự có bị vô hiệu do vi phạm hình thức xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Đặc điểm của hợp đồng
Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? HĐ vận chuyển hành khách có những đặc điểm pháp lí đặc trưng nào để phân [...]
Biện pháp bảo đảm tiền vay trong tín dụng là gì?
Nhằm tránh những rủi ro đối với các tổ chức tín dụng khi thực hiện việc cho vay; do đó cần biện pháp bảo đảm. Biện [...]