Hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn
Hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn? Đây là câu hỏi được rất nhiểu tổ chức kinh doanh quan tâm để việc tạo lập hóa đơn đúng theo quy định của pháp luật. Vậy thì pháp luật hiện hanh quy định như thế nào về vấn đề này?
1. Quy định của pháp luật về lập hóa đơn
Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động
Lưu ý:
- Đối với những loại hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.
- Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.
Xem thêm: Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT mới nhất
2. Gía trị hàng hóa để lập hóa đơn
2.1. Giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Lưu ý:
- Trong trường hợp này, khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
- Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
2.2. Giá trị hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC).
Như vậy, khi bán hàng hóa thì người bán phải lập hóa đơn có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì ngay cả khi người mua không lấy vẫn phải lập và ghi rõ là “người mua không lấy hóa đơn”. Đặc biệt, người bán vẫn phải lập hóa đơn có giá trị dưới 200.000 đồng nếu bên mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Xem thêm: Nhận biết hóa đơn GTGT hợp pháp, hợp lệ, hợp lý
Cách viết hóa đơn thu tiền bằng ngoại tệ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hàng hóa có giá trị bao nhiêu thì phải lập hóa đơn” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp dịch vụ kế toán thuế.
Trân trọng./.
Thủ tục đăng ký thuế lần đầu sau khi doanh nghiệp thành lập
Thủ tục đăng ký thuế lần đầu sau khi doanh nghiệp thành lập. Các công việc về thuế phải lưu ý sau khi thành lập công [...]
Đối tượng nào sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là một trong hai loại hóa đơn điện tử. Vậy đối tượng sử dụng hóa đơn [...]