Quy định về đối tượng kế toán theo Luật kế toán 2015
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng kế toán theo Luật kế toán 2015 như thế nào? Sau đây, Lawkey xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc này như sau:
Đối tượng áp dụng Luật kế toán 2015
Theo Điều 2 Luật kế toán 2015 quy định cụ thể đối tượng áp dụng như sau:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
- Người làm công tác kế toán.
- Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Như vậy, đối tượng áp dụng đối với Luật kế toán khá là rộng. Nhìn chung, chủ yếu là các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước là những người thuộc đối tượng áp dụng của Luật kế toán 2015
Xem thêm: Kế toán là gì? Những người không được làm kế toán?
Một số quy định về người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
Đối tượng kế toán
Đối tượng của kế toán là sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể. Theo Điều 8 Luật kế toán 2015 quy định đối tượng kế toán được phân ra thuộc các hoạt động như sau:
Thuộc hoạt động thu, chi NSNN, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN
Ở hoạt động này, đối tượng kế toán bao gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ công;
- Tài sản công;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng NSNN
Tại hoạt động này, đối tượng kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 Điều này, cụ thể:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động kinh doanh
Bao gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
– Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này, cụ thể:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
– Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
– Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
– Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Xem thêm: Quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) theo pháp luật hiện nay
Trên đây là bài viết “Quy định về đối tượng kế toán theo Luật kế toán 2015” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc, hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
![Cách tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp trong Thuế nhà thầu Cách tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp trong Thuế nhà thầu](https://sp-ao.shortpixel.ai/client/to_auto,q_glossy,ret_img/https://lawkey.vn/wp-content/uploads/2019/10/cach-tinh-thue-tndn-trong-thue-nha-thau-178x145.jpg)
Cách tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp trong Thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu không phải một sắc thuế riêng biệt mà nó bao gồm cả thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN được tính theo cách [...]
![Báo cáo tài chính là gì ? Quy định của pháp luật về báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là gì ? Quy định của pháp luật về báo cáo tài chính](https://sp-ao.shortpixel.ai/client/to_auto,q_glossy,ret_img/https://lawkey.vn/wp-content/uploads/2020/03/bao-cao-tai-chinh-178x145.jpg)
Báo cáo tài chính là gì ? Quy định của pháp luật về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là gì ? Quy định của pháp luật về báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần phải biết. Các lưu ý từ kinh [...]