Khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ cần chú ý những gì?
Hợp đồng lao động mùa vụ là một trong những loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay. Vậy khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ cần chú ý những gì?
Điều kiện giao kết hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012, doanh nghiệp được giao kết hợp đồng lao động mùa vụ với người lao động để thỏa thuận những công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Người sử dụng lao động không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp ngoại trừ một số trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Có bắt buộc phải thử việc khi giao kết hợp đồng không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người lao động và người sử dụng lao động có thể ký với nhau hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, không có quy định nào về việc bắt buộc phải thử việc. Việc ký hay không ký hợp đồng thử việc hoàn toàn là do sự thỏa thuận của các bên.
Đối với hợp đồng lao động mùa vụ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Bộ luật Lao động năm 2012, khi người lao động làm việc theo loại hợp đồng này thì không phải thử việc. Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải thử việc thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (theo Khoản 1 và Khoản 5 Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Tham gia bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng mùa vụ
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối với người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ được cụ thể như sau:
– Hợp đồng dưới 01 tháng: không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Hợp đồng từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng: phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó cần lưu ý đối với hợp đồng mùa vụ dưới 03 tháng thì không phải tham gia bảo hiểm y tế (điểm a khoản 6 Điều 1 Luật bảo hiêm y tế sửa đổi 2014) và bảo hiểm thất nghiệp (điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013).
Xem thêm: Đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Đóng thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Việc đóng thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động giao kết hợp đồng mùa vụ được quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC dựa theo thời hạn của hợp đồng. Cụ thể:
– Đối với hợp đồng lao động mùa vụ dưới 03 tháng: Doanh nghiệp trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho người lao động là cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
– Đối với hợp đồng lao động mùa vụ từ đủ 03 tháng trở lên: Người lao động là cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Xem thêm: Giải đáp những vướng mắc về hoàn thuế thu nhập cá nhân
Những vướng mắc thường gặp về thuế thu nhập cá nhân
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ cần chú ý những gì?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục ngừng đình công theo quy định của pháp luật
Trường hợp nào thì bị ngừng đình công? Thủ tục ngừng đình công theo quy định của pháp luật được thực hiện như thế [...]
Thời gian nghỉ chế độ thai sản của người chồng khi vợ sinh con
Thời gian nghỉ chế độ thai sản của người chồng khi vợ sinh con được quy định như thế nào? Những nội dung cần biết [...]