Lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lập báo cáo tài chính
Trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán viên cần lưu ý về tài khoản tiền gửi ngân hàng nói riêng và các tài khoản khác nói chung. Cùng Lawkey tìm hiểu về vấn đề này.
♦ Căn cứ pháp lý: Thông tư 133/2016/TT-BTC
1. Nguyên tắc hạch toán tài khoản Tiền gửi ngân hàng – TK 112.
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của doanh nghiệp.
Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng: Các giấy báo Có, báo Nợ; Hoặc bản sao kê của ngân hàng; Kèm theo các chứng từ gốc, như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…
Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến: Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch, doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Đến cuối tháng, nếu chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch. Kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133
2. Cách kiểm tra
Kế toán cần kiểm tra:
– Số dư nợ đầu kỳ:
Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê
– Số phát sinh nợ:
Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê
– Số dư nợ cuối kỳ:
Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê
– Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết.
– Nếu mở tổng hợp thì phải có bảng theo dõi các đối tượng 112. Là tài khoản tổng hợp, các đối tượng NH0001.
– In đầy đủ sổ Cái và sổ tiền gửi kiểm tra xem đã khớp nhau chưa. Trong số tiền gửi, số dư cuối kỳ phát sinh xem có bị âm ở ngày nào không. Nếu âm thì sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước nghiệp vụ chi hoạch toán sau. Hoặc có hoạch toán nhầm số liệu.
>>>Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán hạch toán tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
3. Các chứng từ ngân hàng cần lưu ý
♣ Chứng từ ngân hàng:
Chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn > 20.000.000.
– In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ. Như Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng.
– Không nên để lẫn lộn tài liệu chứng từ của mỗi tháng.
– Photo Ủy nhiệm chi, và để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản.
– Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính.
– Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng. Gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.
– Phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Nếu công ty chưa đăng ký thì nên đăng ký. Mục đích là để kiểm tra cho dễ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho cơ quan thuế. Vì Cơ quan thuế chủ yếu làm việc trên file trước. Sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.
– Nếu lỡ có thiếu chứng từ, cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ.
– Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền. Vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng.
♣ Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán
– Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán và có Giấy nộp tiền => Không hợp lệ.
– Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán => Không hợp lệ.
– Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán => Không hợp lệ.
– Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán => Không hợp lệ.
– Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản công ty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán => Hợp lệ.
>>>Xem thêm:
Nghiệp vụ kế toán về rút tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ
Kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ trong doanh nghiệp
Trên đây là những lưu ý tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lập báo cáo tài chính. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế để được tư vấn miễn phí.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán theo Luật kế toán 2015
Báo cáo tài chính là gì? Quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán theo Luật kế toán 2015? Sau đây, Lawkey sẽ giải [...]
Dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng cam kết Uy tín giá rẻ nhất
Dịch vụ kế toán tại Đà Nẵng của LawKey cung cấp những gì. LawKey cam kết dịch vụ uy tín, trọn gói, giá rẻ nhưng chất [...]