Lưu ý khi cho NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Covid-19 hay sự kiện bất khả kháng dẫn đến các khó khăn ở các doanh nghiệp là một bài toán khó. Có một vài doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm nhân lực hoặc cho người lao động ngừng việc. Vậy, khi cho Người lao động (NLĐ) ngừng việc, doanh nghiệp cần lưu ý gì? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đối với tiền lương trong thời gian ngừng việc
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc có thể được thoả thuận nhưng phải đảm bảo các yêu tố sau:
- Tiền lương ngừng việc được thoả thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (đối với trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống)
- Tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu (đối với trường hợp ngừng việc trên 14 ngày làm việc)
2. Doanh nghiệp có phải tham gia BHXH và BH khác cho NLĐ trong thời gian ngừng việc không?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, trường hợp người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Xem thêm: Điều kiện hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19
3. Vi phạm quy định về trả lương cho NLĐ trong thời gian ngừng việc bị xử phạt thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Không trả hoặc trả không đủ lương cho 01 người đến 10 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Không trả hoặc trả không đủ lương cho 11 người đến 50 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Không trả hoặc trả không đủ lương cho 51 người đến 100 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
- Không trả hoặc trả không đủ lương cho 101 người đến 300 người lao động thì bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Không trả hoặc trả không đủ lương cho 301 người trở lên thì bị xử phạt hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Xem thêm: Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động do covid 19
Trên đây là nội dung bài viết “Lưu ý khi cho NLĐ ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19“. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.

Khai báo tai nạn lao động của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
Hiện nay, pháp luật quy định thế nào về nghĩa vụ khai báo tai nạn lao động của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần khai báo tai nạn [...]

Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ mới nhất
Những nội dung cần lưu ý về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định [...]