Nguyên tắc thừa kế quyền nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần hóa
Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy nguyên tắc thừa kế quyền nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được đảm bảo là gì?
Căn cứ vào nghị định 126/2017/NĐ-CP, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau
Những doanh nghiệp nào được tiến hành cổ phần hóa?
– Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì?
Doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại hai trường hợp dưới đây thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần:
+ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.
– Hình thức cổ phần hóa
Các cách thức được sử dụng để chuyển các doanh nghiệp nêu trên thành công ty cổ phần gồm:
+ Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
+ Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước
Các công ty cổ phần sau khi được thực hiện xong thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định sau
– Trách nhiệm đối với người lao động
+ Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.
+ Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang;
+ Công ty có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm tài chính:
+ Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
+ Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Xử lý tài sản thừa hoặc thiếu
+ Trường hợp 1: Doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa
∇ Tài sản thừa
- Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì có hai lựa chọn sau: nếu công ty có nhu cầu sử dụng tài sản thừa và đã có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua thì quyết định tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần; nếu công ty không có nhu cầu sử dụng tài sản thừa thì bàn giao tài sản đó cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Nếu doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản thừa cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
∇ Tài sản thiếu
- Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
- Nếu doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì có hai lựa chọn sau: nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua thì thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần; nếu Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty không thông qua thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp không còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa
∇ Tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
∇ Tài sản thiếu: Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
>> Xem thêm: Ai được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Trên đây là tư vấn của Lawkey về vấn đề nguyên tắc thừa kế quyền nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần hóa xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Trình tự thành lập Ban kiểm soát công ty cổ phần
Ban kiểm soát công ty cổ phần là gì ? Trình tự thành lập Ban kiểm soát công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Ban kiểm [...]
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp thì việc xác lập hợp đồng tham [...]