Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Vậy đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Lawkey xin được chia sẻ tới quý khách hàng:
Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
- Luật đầu tư 2020
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Nội dung chi tiết quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
I. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế (hay còn gọi là doanh nghiệp), nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020:
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
+ Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư;
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
>> Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 22, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
II. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
Được quy định tại Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP như sau:
1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục như sau:
a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;
b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
>> Xem thêm:
Giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định mới nhất
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là đơn vị Tư vấn lập dự án đầu tư chuyên nghiệp nhất. Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Doanh nghiệp FDI ủy thác xuất nhập khẩu?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp logistics kinh doanh dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu. Vậy ủy thác xuất nhập khẩu là gì? Hiện [...]

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ? Hồ sơ, trình tự, thủ tục [...]