Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Công thức tính thuế thu nhập cá nhân trong một số trường hợp theo quy định pháp luật.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân có thể hiểu là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
– Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
>> Xem thêm: Quy định nơi cư trú của cá nhân
Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Như định nghĩa nêu trên, thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân chỉ được tính sau khi đã trừ các khoản được giảm trừ.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ…
Giảm trừ gia cảnh
Mỗi người nộp thuế được giảm trừ 9 triệu đồng/tháng (tức 108 triệu đồng/năm)
Mỗi người phụ thuộc được giảm từ 3.600.000 đồng/tháng.
Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Bao gồm:
- Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
Người nộp thuế có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở lên và có người phụ thuộc thì sẽ phải khai và đăng ký người doanh nghiệp, với người sử dụng lao động. Doanh nghiệp tổng hợp lại. Và nộp tờ khai đăng ký thuế, tờ khai đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Xem thêm: Điều kiện giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc
Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
Người lao động sẽ phải bắt buộc tham gia bảo hiểm và các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện. Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Mức đóng vào, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo quy định được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng. Mức đóng bảo hiểm sẽ thực hiện theo pháp luật về an sinh xã hội.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hiểm cho người lao động bắt buộc tham gia
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
Xem thêm: Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng:
Người lao động có thu nhập từ 9.000.000 đồng/ tháng trở xuống sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Người lao động có thu nhập từ 9.000.000 đồng/tháng trở lên có thể sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Công thức tính như sau
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế – Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ (đã nêu trên).
Thuế suất được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Gồm 7 bậc với mức thuế suất từ 5-35% đối với từng mức thu nhập tính thuế/tháng.
Ví dụ cách tính thuế thu nhập cá nhân
Bà Minh ký hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2019 như sau:
– Lương thực tế: 30 triệu
– Bà đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 20 triệu
– Bà không có người phụ thuộc
Thuế thu nhập cá nhân của bà Minh trong tháng 01/2019 được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế = 30 triệu (không có các khoản thu nhập được miễn thuế)
+ Bà Minh được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu
+ Bà đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu * (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu
– Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu
– Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu
– Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% * (18,9 triệu – 18 triệu)] = 2,13 triệu
Hoặc Thuế thu nhập cá nhân = 20% * 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.
Vậy tháng 1/2017 bà Minh phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2,13 triệu đồng.
Xem thêm: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Trên đây tư vấn của Lawkey về vấn đề Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn hoặc tham khảo: Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật | Youtube: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật
Giấy uỷ quyền? Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất theo quy định
Giấy uỷ quyền là gì ? Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất theo quy định của pháp luật. Tải mẫu giấy UQ chuẩn nhất do luật [...]
Cách xác định doanh thu tính thuế TNDN trong thuế nhà thầu
Doanh thu tính thuế TNDN trong thuế nhà thầu là gì? Nhà thầu nước ngoài nộp thuế TNDN có điểm gì khác so với các tổ chức [...]