Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng
Chi phí nhân công trong xây dựng liên quan đến vấn đề thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm. Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng như thế nào cho hợp lý? Phương án nào tối ưu nhất? Lawkey xin đưa ra một số cách xử lý như sau:
1. Khoán cho một cá nhân tự tổ chức đội thi công (là cá nhân kinh doanh)
Cách xử lý này có ưu điểm là:
+ Không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
+ Không phải đóng bảo hiểm.
Tuy nhiên sẽ có nhược điểm là:
+ Doanh nghiệp sẽ khoán cho một cá nhân. Và yêu cầu cá nhân này phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân đó sẽ tự tổ chức đội thi công.
+ Cá nhân phải đóng thuế 7%. Trong đó thuế giá trị gia tăng là 5%; thuế thu nhập cá nhân là 2%.
Hợp lý hóa các chi phí này, cần có:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp
>>>Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân với người lao động thời vụ
2. Khoán cho một cá nhân tự tổ chức đội thi công (Không kinh doanh)
Ưu điểm của phương pháp này:
+ Không phải đóng bảo hiểm.
+ Không phải xuất hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp
Nhược điểm của phương pháp này:
+ Phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10%.
+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
Hợp lý hóa chi phí cần:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân 10% cho mỗi lần thanh toán.
3. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân từ 1 tháng trở lên
Ưu điểm:
Không phải ký hợp đồng nhiều lần.
Nhược điểm:
+ Phải đóng bảo hiểm mức 32% cho công nhân. Trong đó, doanh nghiệp chịu 21.5%, công nhân chịu 10.5%.
+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
+ Phải trích thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần.
Hợp lý chi phí cần có:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng Lương
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
4. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân dưới 1 tháng
Ưu điểm:
+ Vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Nếu không muốn nộp thuế thì cá nhân đó phải làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN với điều kiện: Chỉ có thu nhập duy nhất tại 1 nơi và có mã số thuế cá nhân tại thời điểm cam kết.
Nhược điểm:
+ Phải đóng bảo hiểm.
+ Hợp đồng chỉ ký tối đa được 2 lần/năm
+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân.
Hợp lý hóa cần có:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng Lương
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Trích thuế thu nhập cá nhân 10%. (Áp dụng đối với thu nhập trên 2 triệu đồng/1 tháng).
>>> Xem thêm: Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
5. Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)
Ưu điểm:
+ Công ty thuê sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân; không phải đóng bảo hiểm. Vấn đề này sẽ do công ty được thuê làm thầu phụ thực hiện.
Nhược điểm:
+ công ty thuê sẽ phải chịu chi phí lớn. Trong đó bao gồm cả thuế giá trị gia tăng 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.
Hạch toán hợp lý cần:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
>>>Xem thêm: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Mỗi phương pháp, mỗi cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, quý khách hàng tham khảo và cân nhắc để đưa ra quyết định chính xác nhất phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu còn có thắc mắc, hãy liên hệ với Lawkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài không?
Lệ phí môn bài đối với đối tượng kinh doanh là cá nhân và hộ gia đình như thế nào? Quy định pháp luật về lệ phí [...]

Ghi thiếu chữ phường, tỉnh, việt nam trên hóa đơn có được không?
Ghi thiếu chữ phường, tỉnh, việt nam trên hóa đơn có được không? Khi ở trong trường hợp này có phải lập hóa đơn điều [...]