Nguyên tắc hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Khi hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt, cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt là như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu.
1. Tài khoản thuế tiêu thụ đặc biệt – TK 3332
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản này dùng để phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế tiêu thụ đặc biệt cho Nhà nước theo luật định. Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn…
2. Được loại trừ khỏi số liệu doanh thu
Các khoản thuế gián thu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Về bản chất là khoản thu hộ bên thứ ba. Vì vậy các khoản thuế gián thu được loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu. Gộp trên Báo cáo tài chính hoặc các báo cáo khác.
>>>Xem thêm: Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật
3. Ghi nhận doanh thu
Các doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ghi nhận doanh thu không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong trường hợp không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải gộp tại thời điểm ghi nhận doanh thu. Thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu” của Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Đều không bao gồm số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hóa, tài sản cố định
Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hóa, tài sản cố định thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Được ghi nhận số thuế phải nộp theo giá gốc hàng nhập kho. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hộ. Nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa. Thì số thuế nhập khẩu phải nộp không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa. Mà được ghi nhận là khoản phải thu khác.
>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
5. Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm
Kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm. Là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán. Và thực hiện theo nguyên tắc:
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Nếu được hoàn, ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn,…)
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu tài sản cố định. Nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán tài sản cố định). Hoặc giảm nguyên giá tài sản cố định (nếu xuất trả lại).
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, tài sản cố định. Nhưng đơn vị không có quyền sở hữu. Khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Nhưng sau đó được hoàn, được giảm. Thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.
>>>Xem thêm: Quy định pháp luật về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt
6. Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước trong giao dịch ủy thác xuất – nhập khẩu
– Trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu (hoặc các giao dịch tương tự). Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước được xác định là của bên giao ủy thác.
– Bên nhận ủy thác được xác định là bên cung cấp dịch vụ cho bên giao ủy thác. Trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán với ngân sách nhà nước (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác).
– TK 3332 chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác. Không sử dụng tại bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác với vai trò trung gian chỉ phản ánh số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước là khoản chi hộ, trả hộ trên TK 3388. Và phản ánh quyền được nhận lại số tiền đã chi hộ, trả hộ cho bên giao ủy thác trên TK 138. Căn cứ để phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của bên giao ủy thác như sau:
+ Khi nhận được thông báo về số thuế phải nộp. Bên nhận ủy thác bàn giao lại cho bên giao ủy thác toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Về số thuế phải nộp làm căn cứ ghi nhận số thuế phải nộp trên TK 333.
+ Căn cứ chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác. Bên giao ủy thác phản ánh giảm số phải nộp ngân sách nhà nước.
7. Nghĩa vụ của kế toán
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
>>>Xem thêm: Quy định về các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
Trên đây là những thông tin cơ bản về Nguyên tắc hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Nguyên tắc và các trường hợp giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. [...]
07 trường hợp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
Những trường hợp nào phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 07 trường [...]