Điều cần biết về đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bạn có nhu cầu hợp tác giữa những người thân quen hoặc đối tác để kinh doanh? Bạn muốn thành lập một công ty TNHH hai thành viên nhưng bạn lại không nắm rõ đặc điểm công ty TNHH hai thành viên để tổ chức và hoạt động cho đúng.
Bài viết của Lawkey sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản về đặc điểm công ty TNHH hai thành viên những băn khoăn của các bạn khi có nhu cầu thành lập một công ty TNHH hai thành viên trở lên?
1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?
Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp thành viên công ty chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết;
+ Phần vốn góp của các thành viên sẽ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên



Đặc điểm công ty TNHH hai thành viên
2. Đặc điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Xuất phát từ quy định trên, có thể khái quát một số đặc điểm chung của công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
2.1. Về chủ sở hữu
Từ cái tên của công ty cho thấy đây là mô hình công ty có sự liên kết của ít nhất hai thành viên là cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
Bên cạnh đó, pháp luật có quy định về việc giới hạn thành viên của công ty là không quá 50 người. Điều này nhằm đảm bảo quá trình quản lý công ty, giúp chắc chắn các thành viên trong công ty có thể quen biết, hiểu về nhau thúc đẩy sự hợp tác và làm việc có hiệu quả.
2.2. Về vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng khá đặc biệt: Theo đó, khi có nhu cầu chuyển nhương vốn, các thành viên phải ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên trước rồi mới đến người ngoài trừ trường hợp yêu cầu công ty mua lại mà các thành viên công ty không mua trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
Xem thêm: Nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
2.3. Về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu
Trách nhiệm tài sản của các thành viên trong công ty là trách nhiệm hữu hạn, trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Điều này giúp cho những cá nhân hoặc tổ chức là thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
2.4 Về tư cách pháp lý
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có đầy đủ những điều kiện để trở thành pháp nhân. Theo đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.5. Về khả năng huy động vốn
Mặc dù công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền huy động vốn bằng phát hành cổ phần giống như công ty cổ phần, tuy nhiên, công ty vẫn có khả năng bằng uy tín để huy động vốn từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu hoặc tự góp thêm vốn bởi các thành viên.
Xem thêm: Đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trên đây là nội dung những Điều cần biết về đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu bạn có nhu cầu về thành lập công ty loại hình này này, hãy liên lạc với Lawkey để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.



Quy định về tăng vốn điều lệ trong công ty hợp danh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty hợp danh tăng vốn điều lệ như thế nào? Quy định pháp luật về tăng vốn [...]



Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Việc phát hành trái phiếu ra thị trường trong nước hoặc quốc tế để huy động vốn của doanh nghiệp là một cách thức [...]