Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là ai?
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do ai có thẩm quyền cho phép thực hiện? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bí mật nhà nước là gì?
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
(Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là ai?
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ở từng độ mật được quy định như sau:
(1) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
(i) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
(ii) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
(iii) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
(iv) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(v) Tổng Kiểm toán nhà nước;(vi) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
(vii) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
(viii) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
(ix) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
(x) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(xi) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại (i), (ii), (iii), (viii) và (ix);
(xii) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực;
(xiii) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vii) và (viii), trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
(xiv) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
(2) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
Những người quy định tại (1);
Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vii), (viii) và (ix) ở (1); người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh và tương đương;
Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
(3) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
Những người quy định tại (2);
Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại (i), (ii), (iii), (iv), (v), (vii), (viii), (ix) và (x) ở (1);
Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
(4) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
(Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Các nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
Hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, cụ thể như sau:
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: Xử lý vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
Trên đây là bài viết về: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là ai?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Tố tụng cạnh tranh là gì?
Tố tụng cạnh tranh là gì? Quy định về tố tụng cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2018? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Bảo hiểm xã hội một lần và những vướng mắc thường gặp
Bảo hiểm xã hội một lần là chế độ dành cho người lao động tham gai bảo hiểm xã hội chưa đủ điều kiện hưởng lương [...]