Người lao động nào được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Việc hỗ trợ người lao động sau khi tổ chức lại công ty luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào vấn đề liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp – người lao động nào được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Căn cứ vào nghị định 126/2017/NĐ-CP, thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH và thông tư 40/2018/TT-BTC, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:
Trong các đối tượng được phép mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa , người lao động đáp ứng đủ các tiêu chí của điều 42 nghị định 126/2017/NĐ-CP sẽ được cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa
Người lao động được mua cổ phần với giá ưu đãi
– Những đối tượng được mua cổ phần với giá ưu đãi
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa được cử xuống làm đại diện vốn doanh nghiệp của doanh nghiệp khác
Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của doanh nghiệp chuyên trách tại doanh nghiệp khác (không bao gồm người lao động của Công ty mẹ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách tại doanh nghiệp cấp II đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con) chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
+ Người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp cấp II
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả người đại diện phần vốn của Công ty mẹ chuyên trách) tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với trường hợp cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
+ Người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (nếu có) của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
– Giá bán cổ phần cho phần đa các đối tượng được xác định bằng 60% giá trị một (01) cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần)
Người lao động được quyền mua thêm cổ phần
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:
+ Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
+ Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
– Giá bán cổ phần cho đối tượng này là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.
>> Xem thêm: Nguyên tắc thừa kế quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần hóa
Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu thông qua Công ty mua bán nợ Việt Nam
Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam được áp dụng các chính sách mua cổ phần với giá ưu đãi và chính sách được quyền mua thêm cổ phần theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Người lao động muốn mua thêm cổ phần
Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua gồm cổ phần được mua với giá ưu đãi và cổ phần được quyền mua thêm thì phải thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như các nhà đầu tư khác.
>> Xem thêm: Thủ tục, đầu tư theo hình thức góp vốn , mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Trên đây là tư vấn của Lawkey về vấn đề người lao động nào được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa xin được gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Chủ hộ kinh doanh là gì?
Chủ hộ kinh doanh là gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì bị cấm lập doanh nghiệp
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấm lập doanh nghiệp được quy định như thế nào ? Các trường hợp bị [...]