Phân loại doanh nghiệp
Hiện nay pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức thành lập rất nhiều loại hình công ty doanh nghiệp khác nhau phù hợp với nhu cầu, mục đích của người thành lập. Bài viết dưới đây sẽ thực hiện phân loại doanh nghiệp dựa trên một số tiêu chí cơ bản nhất định.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Việc thực hiện thành lập doanh nghiệp cũng như vận hành, giải thể và các công việc liên quan đến doanh nghiệp phải được dựa trên pháp luật. Vậy làm thế nào để nhận biết các loại doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí cụ thể?
1. Căn cứ vào hình thức pháp lý
Nếu dựa vào hình thức pháp lý, Luật doanh nghiệp 2014 quy định có các loại hình công ty, doanh nghiệp sau đây:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, là công ty mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty cổ phần là công ty mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thường là các cá nhân có sự thân cận về mặt nhân thân.
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
>> Xem thêm: Lợi ích và hạn chế khi thành lập công ty
2. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
2.1. Chế độ trách nhiệm hữu hạn
Chế độ trách nhiệm hữu hạn là việc chủ sở hữu hoặc các thành viên thực hiện góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm với công ty về các khoản nợ và nhận lợi ích tương ứng với phần mình góp vào công ty mà không phải lấy tài sản cá nhân ra để chịu trách nhiệm
Dựa vào chế độ chịu trách nhiệm này để phân loại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014 quy định có công ty cổ phần và công ty hợp danh sẽ có trách nhiệm hữu hạn, tức là cổ đông/thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
>> Xem thêm: Hồ sơ thủ tục thành lập công ty mới nhất
2.2. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn
Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là việc chủ sở hữu/thành viên công ty phải chịu trách nhiệm bằng mọi tài sản của mình đối với việc thực hiện nghĩa vụ của công ty khi công ty không có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính của nó.
Dựa vào chế độ chịu trách nhiệm này, Luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn, tức là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
3. Căn cứ vào tư cách pháp nhân
Một tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có tài sản riêng độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản ấy đối với mọi nghĩa vụ phát sinh của mình. Ngoài ra nó tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ do pháp luật quy định
Căn cứ vào định nghĩa trên, Luật doanh nghiệp quy định rằng chỉ có doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân do tài sản của doanh nghiệp tư nhân không được tách riêng ra với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Các công ty khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân.
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Trên đây là tư vấn của Lawkey về việc phân loại doanh nghiệp xin được gửi tới quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn một cách chính xác nhất !
Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không?
Thế nào là văn phòng đại diện? Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như thế nào ? Những lưu ý sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần theo quy định [...]