Xử lý vi phạm quảng cáo trên phương tiện giao thông?
Quảng cáo trên phương tiện giao thông là gì? Hành vi nào khi thực hiện bị coi là vi phạm quảng cáo trên phương tiện giao thông? Chế tài dành cho những hành vi này như thế nào? Cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết sau.
Thế nào là quảng cáo trên phương tiện giao thông
♦Quảng cáo thương mại được hiểu là việc thương nhân thực hiện việc xúc tiến quảng bá sản phẩm, hàng hóa hướng tới người tiêu dùng để tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
♦Quảng cáo thương mại có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiên khác nhau. Như báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử; các phương tiện điện tử khác, … Trong đó, phương tiên giao thông cũng là một phương tiện quảng cáo được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
♦Có thể hiểu quảng cáo trên phương tiện giao thông là việc người quảng cáo sử dụng hình ảnh, chữ viết, màu sắc, … để thể hiện nội dung quảng cáo. Còn phương tiện giao thông là nơi thể hiện nội dung đó.
Thủ tục thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông
Pháp luật quy định thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo này như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện quảng cáo.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
♦Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
♦Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu.
Bước 3. Xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
♦Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.
♦Trong trường hợp không đồng ý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo biết.
Bước 4. Trả kết quả
Lưu ý:
Hồ sơ quảng cáo được quy định tại điều 29 Luật Quảng cáo 2012.
>>>Xem thêm: Thông báo sản phẩm quảng cáo trên phương tiện giao thông
Hành vi vi phạm
♦Căn cứ Nghị định 28/2017/NĐ-CP, các hành vi về quảng cáo sau bị coi là vi phạm pháp luật:
-Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
-Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao
thông theo quy định.
♦Mức phạt tiền: từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Chế tài hành chính
♦Các hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính.
♦Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
♦Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đó là: Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
>>Xem thêm: Quảng cáo thuốc lá có hợp pháp?
Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Trên đây là tư vấn của Lawkey về chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông. Nếu có vấn đề chưa rõ, vui lòng liên hệ với chúng tôi đễ được cung cấp thêm.
Hủy thầu là gì?
Hủy thầu là gì? Những trường hợp nào sẽ thực hiện hủy thầu và trách nhiệm hủy thầu là của ai? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
Hiện nay, thương mại điện tử đã trở thành một phương tiện giao dịch quen thuộc. Vậy các hành vi bị cấm trong hoạt động [...]