Thủ tục tách khẩu hiện nay
Muốn tăng diện tích nuôi trồng thủy sản khi hạn mức giao đất chỉ có hạn? Thực hiện tách khẩu có thể là một phương thức mà người sử dụng đất cần biết. Bài viết sau của LawKey sẽ cung cấp cho bạn đọc thủ tục tách khẩu theo quy định của luật hiện hành.
Tình huống: Thưa luật sư, gia đình tôi hiện đang sống ở Đồng Nai. Theo sổ hộ khẩu, gia đình tôi có 7 người, bao gồm: hai vợ chồng tôi, hai vợ chồng con cả, hai vợ chồng con thứ và một người con út. Gia đình tôi đã được cấp 3 ha đất nuôi trồng thủy sản (trên GCN có ghi tên 7 người trong hộ). Nay có nhu cầu mở rộng kinh tế gia đình tôi muốn đề nghị Nhà nước giao thêm 5 ha đất để tiếp tục nuôi trồng thủy sản có được không? Xin cảm ơn luật sư.
LawKey trả lời
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của LawKey. Với những thông tin mà bạn cung cấp, LawKey xin tư vấn cho bạn như sau:
Nhận định
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình tại Khu vực Đông Nam Bộ là không quá 3 ha:
“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.”
Gia đình ông/bà có 7 người, bao gồm: 2 vợ chồng ông/bà, hai vợ chồng người con cả, hai vợ chồng người con thứ hai và một người con đã thành niên. Như vậy, thực tế hộ gia đình lớn của ông/bà đã có ít nhất 3 gia đình nhỏ, bao gồm: vợ chồng ông bà và người con út, vợ chồng người con cả, vợ chồng người con thứ. Theo LawKey, ông/bà có thể thực hiện thủ tục tách hộ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất với các gia đình sau khi tách hộ.
Ngoài ra, để phục vụ phát triển kinh tế gia đình, các thành viên trong gia đình có thể tự mình đề nghị được giao đất nông nghiệp để sản xuất. Theo quy định của pháp luật, hạn mức giao đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản tối đa cho hộ gia đình, cá nhân đều là 3 ha.
>>Xem thêm: Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở đối với hộ gia đình
Trình tự, Thủ tục tách khẩu
Điều kiện tách hộ khẩu
Trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tác khẩu khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2006:
– Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Hồ sơ tách sổ hộ khẩu
Được quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA, bao gồm:
– Sổ hộ khẩu;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu thuộc trường hợp nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác.
Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.
Trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>Xem thêm: Có thể chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm không?
Xin cấp sổ đỏ cho hộ gia đình như thế nào?
Trên đây là tư vấn của LawKey về Thủ tục tách khẩu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.
Trường hợp cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân mà không phải nộp tiền sử dụng đất?
Trường hợp cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân mà không thu tiền sử dụng đất hiện nay được quy định như thế nào? [...]
Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định
Việc sử dụng đất ổn định là một trong các điều kiện để Người sử dụng đất được Cơ quan có thẩm quyền Cấp [...]